CHƯƠNG TRÌNH HỌC LÁI XE Ô TÔ HẠNG D

1. Người học lái xe ô tô hạng D được phép điều khiển xe ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của người lái xe); các loại xe tải, ô tô chuyên dùng, (kể cả ô tô tải chuyên dùng); máy kéo kéo theo một rơ moóc.

Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe là 05 năm. Đến thời hạn sử dụng giấy phép lái xe, người lái xe trực tiếp đến Sở giao thông vận tải để  xin cấp lại mà không cần phải thi.

2. Điều kiện để học giấy phép lái xe hạng D: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam; đủ 24 tuổi ( tính đến ngày dự sát hạch lái xe); có sức khỏe tốt ( do cơ quan y tế có thẩm quyền xác cấp theo quy định )

3. Thủ tục đăng ký học lái xe ô tô nâng hạng từ hạng B2, C lên hạng D: người học lái xe lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ với người nước ngoài;

d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thầm quyền cấp theo quy định

e) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên ( xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch)

g) Bản sao giấy phép lái xe ( xuất trình bản chính khi dự sát hạch)

4. Tổng thời gian đào tạo lái xe hạng D:

    • Nâng hạng B2 lên D là 336 giờ, trong đó: lý thuyết: 56 giờ, thực hành: 280 giờ
    • Nâng hạng C lên D là 192 giờ, trong đó: lý thuyết 48 giờ, thực hành 144 giờ

5. Học phí lái xe hạng D là:

    • Nâng hạng B2 lên D là 7.000.000 đ
    • Nâng hạng C lên D là 5.600.000 đ

6. Chương trình học lái xe gồm:

    • Lý thuyết.
    • Thực hành.

a) Phần lý thuyết gồm 04 môn học: Pháp luật giao thông đường bộ; kiến thức mới về xe nâng hạng; nghiệp vụ vận tải; đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

Sau mỗi môn học lý thuyết người học có 01 bài kiểm tra hết môn học đó.

b) Phần thực hành gồm 10 bài: tập lái xe trong bãi phẳng; tập lái xe trong hình số 3, số 8 ; tiến lùi theo hình chữ chi; tập lái xe trên đường bằng; tập lái xe trên cabin học lái xe ô tô; tập lái xe trên đường trung du đèo núi; tập lái xe trên đường phức tạp; tập lái xe ban đêm; tập lái xe có tải; tập lái xe trên đường với xe ô tô số tự động; tập lái xe trong hình tổng hợp.

Sau khi học xong phần thực hành, người học tham gia kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo kết thúc khóa học tại cơ sở đào tạo.

Nội dung kiểm tra gồm: môn pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

Khi đã đạt kiểm tra kết thúc khóa học tại cơ sở đào tạo, người học được tham dự kỳ thi sát hạch tại trung tâm sát hạch để được cấp giấy phép lái xe.

7. Địa điểm học.

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ – Trường Cao đẳng Lào Cai

Địa chỉ: Đường M9, tổ 19, P. Bắc Cường, TP. Lào Cai

Điện thoại: 0214.626.66600981383338

Email: daotaolaixelaocai@gmail.com

Website: daotaolaixelaocai.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *